Phương pháp sử dụng modal verbs để diễn đạt độ tự tin khi đưa ra một nhận xét mang tính suy luận

Bài viết: Khâu Hoàng Anh - Phó trưởng Bộ môn tiếng Anh - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Trà Vinh

Minh họa: Huỳnh Ngọc Tài

  • Hãy xem chi tiết câu trả lời sau của Gertrude để thấy cấp độ chắc chắn của việc suy luận. 

Wilbur: Someone’s knocking at the door.

Ai đó đang gõ cửa.

Gertrude: That must be Sydney. (Chắc chắn là Sydney.)

High certainty (rất chắn chắn)

  

Low certainty (không chắc chắn lắm)

Gertrude: That will be Sydney. (Đó sẽ là Sydney.)

Gertrude: That should be Sydney. (Chắc là Sydney quá.)

Gertrude: That may be Sydney. (Có thể là Sydney.)

Gertrude: That could/might be Sydney. (Có thể là Sydney.)

  •  Nhưng trong việc tiên đoán, thì MUST thường không được dùng. 

Wilbur: What did the weatherman say?

Dự báo thời tiết nói gì?

MUST: không được dùng vì quá chắc chắn trong tiên đoán.

High degree of probability (Khả năng xảy ra cao)

 

Low degree of probability (Khả năng xảy ra thấp)

Gertrude: It will rain tomorrow. (Ngày mai trời sẽ mưa.)

Gertrude: It should rain tomorrow. (Ngày mai trời chắc sẽ mưa quá.)

Gertrude: It may rain tomorrow. (Ngày mai trời có thể mưa.)

Gertrude: It could/might rain tomorrow. (Ngày mai trời có thể mưa.)

  • Making general requests (Câu yêu cầu chung để yêu cầu ai đó làm gì cho mình). Theo các bạn, câu trả lời sẽ như thế nảo???

Will/Would you help me with this math problem? (Bạn giúp tôi với bài toán này được không?)

Yes, I will hay là Yes, I would? No, I won’t hay là No, I wouldn’t?

Can/Could you help me with this math problem? (Bạn có thể giúp tôi với bài toán này được không?)

Yes, I can hay là Yes, I could? No, I can’t hay là No, I couldn’t?

  • Making specific requests for permission (Câu yêu cầu cụ thể hơn để xin phép)

May/Might I leave the room now? (Tôi có thể được phép rời khỏi phòng không?)

Yes, you may hay là Yes, you might? No, you may not hay là No, you might not?

Can/Could I leave the room now? (Tôi có thể rời khỏi phòng không?)

Yes, you can hay là Yes, you could? No, you can’t hay la No, you couldn’t?

Đáp án: Yes, I will; No, I won’t; Yes, I can; No, I can’t; Yes, you may; No, you may not; Yes, you can; No, you can’t. (Trong câu hỏi, bạn có thể dùng tất cả các động từ khiếm khuyết này, nhưng chỉ có WILL, CAN, MAY được dùng trong câu trả lời.)

Source: Celce-Murcia, M. and Larsen-Freeman, D. (1999). The grammar book: An ESL/EFL teacher’s course (2nd ed.). Heinle and Heinle publishing.

Chúc các bạn học tập tốt!

Add a comment

Một giáo viên tiếng Anh tên Peter Greene với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại một thị trấn nhỏ của Pennsylvania viết bài này nhân Ngày Quốc gia Viết hàng năm, do Hội đồng Giáo viên Anh ngữ Quốc gia tài trợ. Ông đã từng viết trên blog của ông rằng ông “quan ngại” về ngày đó, “nó nhắc nhở tôi quá nhiều về những giáo viên dạy một bài viết trong hai tuần của tháng tư và sau đó phớt lờ phần viết trong thời gian còn lại của năm”, nhưng năm nay ông đưa ra một danh sách các quy tắc mà ông tin rằng nó đúng và những quy tắc này hình thành nền tảng của việc hướng dẫn viết cũng như cách viết riêng của ông ấy.
Sau đây là các quy tắc viết lách của ông Peter Greene:

1. Không có thần đồng viết lách
Mozart bắt đầu chơi piano vào lúc 3 tuổi, và sáng tác bài hát đầu tiên năm 8 tuổi. Pascal đã viết một bài báo về toán khi ông lên 9. Piaget đã xuất bản một bài báo lúc ông 11 tuổi.
Nhưng lại không có bất kỳ thần đồng nào trong lĩnh vực viết lách. Không có bài thơ cổ điển hoặc tiểu thuyết vượt thời gian hay các bài luận quan trọng được viết bởi những đứa trẻ 6 tuổi. Và những điều này cho thấy tất cả các nhà văn đều khởi đầu chính xác ở cùng một điểm. Một số người được trang bị tốt hơn để trèo lên đỉnh núi Awesome nhanh hơn những người khác nhưng khi ông Peter Greene gặp một sinh viên không giỏi viết lách, ông phải giả sử rằng sinh viên này chưa thực sự giỏi lắm. Sinh viên sẽ nhận biết được nơi mà họ sẽ đi theo cách riêng của họ trong khoảng thời gian của riêng họ. Công việc của ông là giúp sinh viên trong cuộc hành trình của họ, nhưng nếu họ vẫn chưa đi được xa thì điều đó không có nghĩa là họ vẫn không thể đạt được tiến bộ to lớn.

2. Viết lách là một quá trình
Có quá nhiều người nghĩ rằng bản thân không thể trở thành nhà văn vì họ không giỏi trong việc nắm lấy những ý tưởng chợt lóe lên trong đầu mình.
Nhưng khi bạn gọi cho một người thợ mộc, họ sẽ không nói rằng “À, tôi muốn sửa cái tủ này của bạn, nhưng tôi không có cảm hứng ngay hôm nay”. Viết lách cũng giống như việc thợ mộc sẽ phải đóng khung, bố trí các tấm ván, sau đó làm lại và thay thế, bỏ ra nhiều thời gian để tạo ra một sản phẩm phù hợp. Tiếp tục làm và vứt nó đi.

3. Ý tưởng là nền tảng làm nên một bài viết
Vẫn còn có nhiều người cho rằng nền tảng cơ bản của viết lách là các câu. Đừng tin vào điều đó. Các nền tảng của việc viết lách là ý tưởng.
Tất cả các tác phẩm hay đều bắt đầu khi tác giả thấy họ có điều muốn nói, một ý tưởng hay khái niệm, cảm xúc hoặc hình ảnh mà họ muốn biểu lộ ra bằng ngôn từ.
Việc còn lại sau nguồn cảm hứng là diễn dạt những ý tưởng đó một cách mạch lạc, thông suốt. Như những người thợ làm thông đường ống, tác giả một bài viết cũng vận dụng những “khớp nối” - ngữ pháp, ‘bu lông’ - các quy tắc sử dụng nhằm đảm bảo những ý tưởng của mình được diễn đạt một cách mạch lạc giống như việc ngăn không để đường ống bị tắc nghẽn. Tác giả cũng đảm bảo rằng những quy ước về kỹ thuật sẽ không làm cản trở người đọc trong việc nắm bắt được nội dung mà tác giả muốn truyền tải.

4. Hình thức theo sau chức năng
Làm những gì bạn cần làm để truyền tải tốt nhất “cái gì đó” của bạn. Không có sự lựa chọn đúng và sai – chỉ có những lựa chọn khả thi và lựa chọn không khả thi, và giải pháp của bạn là luôn luôn đặt ra câu hỏi “Cách này có phù hợp chưa? Cách này có hỗ trợ cho ý tưởng của tôi không?”

5. Đừng quá sợ những lỗi sai
Một nhạc sĩ có thể chơi mọi nốt nhạc một cách chính xác như đã viết, và nhạc sĩ như vậy có thể chỉ là một người hoàn toàn tầm thường. Một đội thể thao có thể không phạm lỗi trong quá trình chơi mà vẫn bị đánh bại triệt để. Trong viết lách, tập trung vào tránh những lỗi sai là một trò chơi của kẻ ngốc. Nó không đủ tốt để không làm bất cứ điều gì sai – bạn phải làm điều gì đó đúng. Hãy tạo nên sự nổi bật, rõ nét. Đừng tập trung vào những gì bạn sẽ không làm. Hãy tập trung vào những gì bạn sẽ làm.

6.Hãy là chính mình
Một chuỗi các ý tưởng, những dàn ý hay, tự do viết để tạo ra ý tưởng mới, thảo luận, tự suy nghĩ. Tất cả những kỹ thuật trước khi viết này chỉ phù hợp với một ai đó (chứ không phù hợp cho những người còn lại). Bút hoặc máy đánh chữ hoặc màn hình máy tính, bạn cần phải biết cái gì có hiệu quả với bạn. Không có cách nào “chính xác” hoặc “không chính xác” để viết. Chỉ có những cách viết phù hợp với bạn và ngược lại.
Đây là điều bắt buộc. Bạn phải trung thực với chính bản thân mình về những cách viết nào phù hợp và cách nào không. Bạn phải có cái nhìn nghiêm túc, trung thực về sản phẩm của bạn và tự hỏi xem nó có thực sự đại diện cho tác phẩm tốt nhất của bạn hay chưa?

7.Bài kiểm tra không phải là một bài viết lách
Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa một sản phẩm được yêu cầu cho các bài kiểm tra tiêu chuẩn với một bài viết thực sự.
Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của những hướng dẫn viết tệ hại, hầu hết tất cả chúng đều nhằm hướng đến những sản phẩm mang khuynh hướng của một bài viết tiêu chuẩn. Đó không phải là viết lách thực thụ, nó chỉ là một bài viết phải trải qua những thử thách gay go để hoàn thành nhưng lại bị giới hạn trong khuôn khổ và đôi khi không được tự do trong việc đưa ra quan điểm cá nhân. Đừng nhầm lẫn nó với bất cứ thứ gì khác.

8.Viết
Vâng, đọc về viết. Nói về viết. Đọc, đọc, đọc, đọc, đọc, đọc – và thực hiện những điều này như một nhà văn. Nhưng vào cuối ngày, chỉ có một cách để hoàn thiện giai đoạn thủ công này của bạn và đó là viết. Viết về bất cứ điều gì thoáng qua trong đầu của bạn. Khi những luồng ý tưởng dâng trào trong tâm trí bạn, hãy để chúng được giải phóng bằng cách viết ra. Viết. Viết trong giờ ăn trưa. Bỏ ra thêm một giờ nữa. Hãy thức dậy sớm hơn 1 giờ. Nhưng mục đích là để viết.

Lược Dịch: Tô Thị Ngọc Huyền – Khoa Ngoại Ngữ, Đại học Trà Vinh

Nguồn: Valerie Strauss, 24/10/2017
https://www.washingtonpost.com/news/answer-sheet/wp/2017/10/24/you-do-you-and-seven-other-writing-rules-from-an-english-teacher/?utm_term=.1c37c8017bff

Add a comment

Sáng ngày 20.11.2017, tại sảnh Khoa Ngoại ngữ thuộc Khu 1, 13 đội sinh viên Khoa Ngoại ngữ đã thi tài nấu ăn với 26 món để tri ân thầy cô nhân kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Các đội tham gia ngày hội ẩm thực chuẩn bị các món ăn 

Tham gia hội thi, mỗi đội thực hiện hai món ăn, bao gồm một món ăn khai vị và một món chính tự chọn. Sau khi hoàn thành sản phẩm mỗi nhóm cử một đại diện thuyết trình về ý nghĩa của món ăn. 

Ban Giám khảo gồm ba thầy cô với tiêu chí chấm điểm như sau: chất lượng món ăn (mùi vị, trạng thái, màu sắc), hình thức thể hiện, bày trí đẹp mắt, có giá trị dinh dưỡng, ngon, hợp vệ sinh, cùng với phần thi thuyết trình sau khi đã hoàn tất khâu chế biến món ăn. 

Sau 90 phút hào soạn nấu nướng với ‘mùi vị’ bốc lên nồng nàn cả hành lang Khoa – đặc biệt từ món lẩu mắm – các bàn tay sinh viên tuy không chuyên nghiệp nhưng tràn đầy nhiệt tình đã sẵn sàng trình bày món ăn của mình lên Ban giám khảo. 

Ban giám khảo chấm điểm các món ăn của các đội dự thi

Sinh viên của cả 13 đội đều có phần thuyết trình rất chân thành về công ơn thầy cô và ý nghĩa tiềm tàng trong món ăn do đội mình chọn nấu. 

Ban giám khảo đã thống nhất trao Giải Nhất cho đội Hoài Niệm lớp Anh văn năm thứ Ba (DA15NNAA) với món tôm chưng nước dừa và gỏi ngó sen tôm thịt. Đội Queen of Rain của lớp DA15NNAD giành Giải Nhì. Giải Ba thuộc về đội Cook Together lớp  DA16NNAC. Hai lớp CA15AV (năm thứ Ba) và DA17NNAC (năm thứ Nhất) cùng đạt Giải Khuyến khích. 

Đặc biệt bài thuyết trình của lớp CA15AV gây ấn tượng cho thầy cô khi trình bày ý nghĩa của lá sen: “Món cơm được gói trong lá sen như tình thầy cô bao dung hết lòng vì học trò.” 

Tiến sĩ Hồ Đắc Túc – phó trưởng Khoa, đồng thời cũng là thành viên trong Ban giám khảo, nói: “Để đưa ra quyết định cuối cùng xem đội nào đạt giải là một việc làm hết sức khó khăn, khó hơn cả chấm luận văn tốt nghiệp, vì tất cả các đội tham gia đều đã mang đến cho hội thi những món ăn vô cùng hấp dẫn và đầy tình thương. Món gỏi ngó sen của đội Hoài Niệm không những đạt được các tiêu chí đã đề ra, mà còn được trình bày trong lá sen còn tươi, ngó sen giòn và không đen.”  

Bạn Nguyễn Thị Thùy Dương, thành viên của đội Hoài Niệm – DA15NNAA chia sẻ cảm tưởng sau khi nhận được Giải Nhất từ hội thi: “Đầu tiên nhóm em thật sự rất bất ngờ vì không nghĩ tới sẽ đạt giải nhất của hội thi. Nhóm đi thi với ý nghĩ muốn gửi gắm những điều tốt đẹp nhất của chúng em cho thầy cô trong ngày nhà giáo”. 

Bạn Châu Thế Hiển, sinh viên lớp DA15NNAA nói: “Em xin cám ơn ban lãnh đạo Khoa đã tổ chức một sân chơi vui vẻ để thầy cô và sinh viên gần gũi nhau hơn.” 

Qua hội thi, ngoài việc được trổ tài nấu nướng, sinh viên còn được rèn luyện khả năng nói trước đám đông và tự tin khi giao tiếp.

Tin, ảnh: Ngọc Huyền

Add a comment

ĐHTV – Sáng ngày 17.11.17, trên 70 sinh viên năm cuối Cao đẳng và Đại học ngành Ngôn ngữ Anh dự buổi tập huấn chuyên đề về Viết Học thuật tại Khoa Ngoại ngữ dưới sự hướng dẫn của nhà văn Elizabeth Potvin

Tiến sĩ Elizabeth Potvin đang giảng dạy văn chương và ngôn ngữ tại Đại học Vancouver Island (VIU) – Canada. Cô cũng giảng dạy tiếng Anh tại các trường danh tiếng ở Châu Âu và sáng tác nhiều tác phẩm văn học.

Nhà văn Elizabeth Potvin nói: “Tôi ấn tượng với sinh viên khoa Ngoại ngữ. Các bạn nhiệt tình đọc và phân tích tài liệu và đặc biệt thảo luận nhiệt tình.”

Sinh viên Nguyễn Hữu Phát, DA14NNAA nói: “Đây là buổi tập huấn mang tính học thuật cao và ý nghĩa trong việc nâng cao kiến thức về kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngữ. Buổi tập huấn giúp em xác định được những điều kiện cần cho mỗi một dạng bài viết. Từ đó, em có thể cải thiện kỹ năng viết của mình tốt hơn khi làm hồ sơ xin học bổng sau này.”

Sinh viên năm cuối Lý Minh Thư nói: “Em hiểu rõ hơn các dạng bài viết và cách viết mỗi thể loại cho phù hợp, lại được luyện kỹ năng nghe nói tiếng Anh khi được hướng dẫn bởi chuyên gia nước ngoài.”

Tin: Nhã Phương
Ảnh: Ngọc Huyền

Add a comment

TUYỂN SINH ĐH - CĐ 2023

SV SFL THỜI KỲ HỘI NHẬP

THÔNG TIN TUYỂN SINH

THÔNG TIN TUYỂN SINH

TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC

BOOK OF ABSTRACTS

Đăng ký nhận tin

Điền thông tin email để nhận tin và sự kiện

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

Ngôn ngữ

Số lượt truy cập

0003092126



Your IP:44.197.195.36
Gọi 0918702817
Chat Zalo:0918702817
Facebook Messenger