Có lẽ không ít người học tiếng Anh đã gặp khó khăn trong việc đặt  một câu đơn giản để nói lên ý nghĩ của mình mặc dù khi học ta được dạy rất nhiều cấu trúc phức tạp, khó nhớ.

Cũng từng là một học sinh, sinh viên và là giảng viên đứng lớp, tôi xin chia sẻ với các bạn một vài điều cần lưu ý khi viết câu. Điều cốt yếu trong kỹ thuật này là bạn tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Ai/ Cái gì? Làm gì? Làm như thế nào?  Khi nào/ Ở đâu? Xong chưa? Ví dụ: Bạn muốn viết một câu nói về kế hoạch thi IELTS của bạn.

Câu hỏi 1: WHO/ WHAT - Ai/ Cái gì?

Theo ý trên ta có 2 đối tượng chính: I (tôi) và an IELTS examination (một kỳ thi IELTS)

Câu hỏi 2: DO WHAT? Làm gì? 

Theo ý trên bạn cần tìm chữ ‘thi’ nhưng trong tiếng Anh ta có ‘take an examination’ nghĩa là tham dự một kỳ thi. Vậy mình sẽ sử dụng chữ take.

Câu hỏi 3: HOW? – Như thế nào?

Trả lời câu hỏi này sẽ giúp bạn đưa thêm thông tin mô tả sự việc diễn ra như thế nào. Thông thường ta có thể sử dụng các trạng từ để mô tả, nhấn mạnh hành động như slowly, quietly, calmly, peacefully, …. Nhưng theo ví dụ trên, bạn không cần diễn tả bạn sẽ thi như thế nào. Nên ta không cần tìm từ trả lời cho câu hỏi How trong ví dụ này. Vậy bạn chuyển sang câu hỏi 4.

Câu hỏi 4:  WHEN/ WHERE?  Ở đâu/ Khi nào?  

Ví dụ bạn muốn thi IELTS ở một thời điểm trong tương lai. Vậy bạn nghĩ đến những từ liên quan đến thì tương lai như: soon/ next/ tomorrow/ next month/ next year/. Giả sử bạn muốn nói mình sẽ thi IELTS trong khoảng thời gian rất gần thời điểm hiện tại. Vậy bạn nên chọn từ soon.

Tới đây, bạn sẽ viết ra giấy nháp những gì mình vừa trả lời cho các câu hỏi 1,2, 4, gồm:

                           I take an IELTS Examination soon 

Nói về nghĩa, bạn đã tạm viết ra được ý tưởng của mình cần diễn đạt. Nhưng về ngữ pháp thì chưa ổn. 

Bước 5: OKay? – Xong chưa?   

Câu hỏi: Xong chưa? Giúp bạn tự kiểm trả lại ngữ pháp của câu như chọn thì và các yếu tố ngữ pháp có đúng chưa. Nhìn vào câu đã viết ra nháp, bạn tự hỏi: “mình đang sử dụng thì gì?’ và câu trả lời là ‘tương lai đơn’. Vậy sau chữ ‘I’ bạn phải thêm vào ‘will’ cho đúng thì tương lai đơn. Vậy bạn sẽ có một câu hoàn chỉnh như sau: 

                           I will take an IELTS examination soon. 

Nói tóm lại, các bước cơ bản để đặt một câu đơn trong tiếng Anh gồm 4 bước trả lời những câu hỏi: Ai / Cái gì --> Làm gì --> Như thế nào --> Khi nào/ Ở đâu --> Xong chưa? 

Bạn có thể nhớ quy tắc này dễ dàng bằng hình ảnh khi bạn thấy một đám đông đang xôn xao, bàn tán ở xa xa. Bạn tò mò muốn biết chuyện gì đang xảy ra và chạy đến chỗ đám đông. Nhưng chạy tới chỗ thì người ta giải tán rồi. 

May mắn là có đứa bạn học chung lớp đã đứng đó nảy giờ. Thế là mình sẽ làm ‘điều tra viên’ bằng cách ‘tra tấn’ bạn mình bằng các câu hỏi: Ai/ làm gì/ như thế nào/ ở đâu/ khi nào/ xong chưa?  

Lưu ý là tùy theo nhu cầu diễn đạt mà ta linh động tìm thông tin bằng tiếng Anh để trả lời các câu hỏi. Không phải lúc nào cũng phải trả lời hết tất cả các câu hỏi đề ra. Như trong ví dụ, ta không trả lời chữ How vì không cần diễn đạt ý liên quan. 

Sau khi bạn đã chọn được thì thích hợp, các bạn hãy xem lại chủ từ và động từ trong câu có hòa hợp với nhau chưa. 

VD: My friend, Lang and I love to play soccer, but my brother loves to play tennis. (Trong câu này vừa chọn được thì hiện tại đơn vì nói về thể thao yêu thích hiện tại và vừa hòa hợp chủ từ và động từ). 

Chúc các bạn thành công! 

Tin: Khâu Hoàng Anh – Khoa Ngoại ngữ, Đại học Trà Vinh

Add a comment

Ghi nhớ từ vựng là một phần vô cùng quan trọng trong việc học một ngôn ngữ mới, trong đó có tiếng Anh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả. Vậy làm thế nào để có thể học được nhiều từ vựng trong một khoảng thời gian ngắn và dễ nhớ, tránh tình trạng học trước quên sau?

Mnemonics là phương pháp học từ mới bằng cách tạo dựng những mối liên hệ khiến cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn. Thuật ghi nhớ này sử dụng mẹo để liên kết một thứ có sẵn trong não người học với các thứ bên ngoài - những gì mà họ đang cố gắng để nhớ.

Nói cách khác, bạn có thể sử dụng từ viết tắt hay hình ảnh để làm “đối tượng” đánh dấu cho một từ mới mà mình muốn học. Điều quan trọng là, “đối tượng” bạn chọn để đánh dấu phải dễ nhớ, gần gũi với bạn, và thường nếu là một từ trong tiếng Anh thì từ đó phải là từ mà bạn đã biết nghĩa rồi và dễ nhớ.

Ví dụ như bạn muốn học từ “gainsay”, bạn có thể tách từ này ra là gain-say, liên tưởng đến từ gain trong against. Vì từ againstchống lại là một từ bạn đã biết nghĩa và tương đối dễ nhớ. Như vậy bạn đã tìm được một “đối tượng” để đánh dấu từ mới “gainsay” bằng cách kết hợp đối tượng đó với chữ say – nói.

Một đặc điểm ưu việt của phương pháp ghi nhớ bằng kỹ thuật mnemonics là giúp bạn ghi nhớ một lượng lớn thông tin bằng một thông tin “đại diện” gần gũi với bạn. Ví dụ như cấu trúc một đoạn văn cho bài luận nói lên quan điểm gồm bốn ý: Point – quan điểm của bạn về vấn đề đang nói đến. Reason – Lí do tại sao bạn nghĩ như vậy; Example – đưa ví dụ dẫn chứng; Point – Kết lại quan điểm của bạn đã nêu ra. Nếu bạn cố gắng nhớ từng chữ trong cấu trúc như vậy sẽ không hiểu quả bằng cách kết hợp các chữ cái đầu tiên trong mỗi từ lại thành một từ: PREP (chuẩn bị).  Bằng cách này, mỗi lần bạn muốn phát biểu quan điểm cá nhân hoặc viết một đoạn văn về một vấn đề, bạn sẽ nhớ đến chữ “chuẩn bị” gồm các bước PREP: Point – Reason – Example – Point. Nói cách khác, bạn đã “nén” thông tin lại thành một “đối tượng” đơn giản, dễ nhớ và nhớ lâu hơn bằng những kỹ thuật của mnemonics.

Tuy nhiên không phải từ nào cũng có thể dễ dàng để tạo ra mnemonics, đặc biệt là khi bạn ngồi suy nghĩ một mình. Do đó, nếu học theo nhóm thì việc cùng nhau suy nghĩ sẽ nảy sinh được nhiều ý tưởng hay, làm cho mnemonics ấn tượng hơn, và cũng từ đây những từ vựng mới sẽ trở nên dễ nhớ hơn.

Các bạn cũng có thể sử dụng quyến sách Vocabulary Cartoons: SAT Word Power (gồm 2 tập) - một bộ sách học từ vựng qua tranh vẽ, áp dụng thuật ghi nhớ mnemonics. Mỗi từ mới sẽ được in đậm ở đầu trang, phía dưới là phiên âm, nghĩa ngắn gọn của từ, một hình ảnh hài hước liên quan đến từ đó, khiến cho việc nhớ từ mới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tra được nghĩa, từ đồng nghĩa và ví dụ cụ thể cho các từ mới thông qua website tra từ điển Anh - Anh trực tuyến Mnemonic Dictionary với giao diện đơn giản và tiện dụng (http://mnemonicdictionary.com/).

Còn bây giờ các bạn hãy lên kế hoạch và áp dụng thử phương pháp học từ vựng tiếng Anh trên thôi nào. Chúc các bạn thành công!

 

Tin: Tô Thị Ngọc Huyền – Khoa Ngoại Ngữ, Đại học Trà Vinh

 

Nguồn tham khảo:

http://langfocus.com/study-and-motivation/simple-mnemonics-for-learning-vocabulary-the-keyword-method/

https://www.youtube.com/watch?v=2SRxhl2CLRw (Mnemonics: The BEST Way to Learn Vocabulary)

http://scout.edu.vn/phuong-phap-hoc-tu-vung/ (Giới thiệu sách Vocabulary Cartoons: SAT Word Power)

Add a comment

Để học sinh viết và đọc sẽ tốt hơn dạy cấu trúc câu

Kết quả của các công trình nghiên cứu trong gần 100 năm qua chỉ ra rằng cách dạy ngữ pháp truyền thống – tập trung vào cấu trúc câu và từ loại chẳng những không hiệu quả mà còn làm giảm hứng thú của người học. Thực ra, học sinh vẫn cần phải học ngữ pháp nhưng phương pháp truyền thống này không phù hợp.

Kết quả này được công nhận vào các năm 1984, 2007 và 2012 thông qua việc tổng hợp trên 250 công trình nghiên cứu. Tất cả những nghiên cứu trên đều cho thấy việc dạy và học ngữ pháp theo lối truyền thống không mang lại hiệu quả mong muốn cho người học ở mọi lứa tuổi, từ tiểu học đến đại học. Ví dụ, một nhóm các nhà khoa học đã tìm hiểu sự khác biệt trong năng lực ngữ pháp tiếng Anh của ba nhóm học sinh thuộc khối lớp 9 đến 11. Trong đó, một nhóm được tập trung dạy các quy tắc về cấu trúc câu. Một nhóm được dạy ngữ pháp bằng phương pháp khác và nhóm còn lại không có giờ học ngữ pháp. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa ba nhóm đối tượng. Đặc biệt, hai nhóm học sinh được có giờ học ngữ pháp lại tỏ ra chán học tiếng Anh hơn nhóm không có giờ học ngữ pháp.

Sẽ là sự lãng phí nếu chúng ta phớt lờ những kết quả nghiên cứu như trên. Phó giáo sư Michelle Navarre Cleary chia sẻ kinh nghiệm cá nhân rằng cô đã dạy rất nhiều học viên là những người bỏ học trước khi vào đại học. Cô nhận ra rằng những học viên này luôn luôn chăm chút  sửa lỗi ngữ pháp ngay từ khi họ đặt bút viết. Họ luôn giữ trong đầu những ý niệm về sự đúng sai kiểu như ‘Viết thế này có đúng không ngữ pháp không?’, ‘Chết rồi, nếu mình viết tắt bài viết của mình sẽ bị đánh rớt.’ Thật ra, chính việc chăm chăm lo viết cho đúng ngữ pháp đã hạn chế việc phát triển và trình bày ý tưởng của người viết. Điều đáng nói là từ học sinh các trường công lập thiếu thốn cơ sở vật chất đến các trường tư thục trang bị đầy đủ đều bị mắc kẹt trong quan điểm viết phải tập trung vào quy tắc ngữ pháp.

Chúng ta cần dạy học sinh sử dụng đúng ngữ pháp bằng cách để học sinh viết.

Những học sinh trên là nạn nhân của quan điểm điểm sai lầm rằng phải học ngữ pháp trước rồi mới học viết. Trong khi đó, cách tốt nhất để học ngữ pháp là thực hành viết. Phó giáo sư Michelle Navarre Cleary kể rằng lần đầu tiên cô chứng kiến cái giá phải trả của quan điểm dạy học sai lầm này khi cô dạy ở một trường Cao đẳng cộng đồng nơi cô dạy môn Viết trong 8 năm. Tại trường này, hơn 90% sinh viên không thể hoàn thành chương trình cử nhân 2 năm trong vòng 3 năm học. Nguyên nhân chính là do yêu cầu phát triển chương trình dạy các lớp Viết thông qua phương pháp dạy ngữ pháp truyền thống. Cứ như thế, giáo sư Michelle đã chứng kiến sự thất bại cứ lặp đi lặp trong lại trong suốt thời gian dạy ở đây. Trong chương trình đào tạo của Hệ thống 7 trường cao đẳng, 80% sinh viên được xếp vào học các lớp ngữ pháp như trên trong thời gian một năm trước khi họ được yêu cầu viết dài hơn một đoạn văn. Trên toàn quốc, hơn 50% sinh viên các trường đại học và cao đẳng của các lớp như thế bỏ cuộc trước khi hoàn thành khóa học. Nói cách khác, họ bỏ cuộc trước khi được chính thức trở thành sinh viên đại học.

May mắn thay, chúng ta có một số giải pháp cho vấn đề trên. Giải pháp tốt nhất là dạy ngữ pháp cho học sinh theo cách chúng ta dạy một đứa trẻ tập chạy xe đạp. Giống như khi ta để đứa bé lên xe và cho chúng chạy, ta có thể dạy học sinh viết đúng ngữ pháp bằng cách tạo cơ hội cho chúng viết. Một khi những ý tưởng được phát thảo ra trên giấy, học sinh sẽ sẵn sàng tiếp thu hướng dẫn của thầy cô về cách viết sao chúng đúng ngữ pháp. Thông qua quá trình này, thầy và trò cùng trao đổi ý tưởng của nhau. Như ta biết, khi chúng ta để học sinh ứng dụng những quy tắc ngữ pháp trực tiếp vào bài viết, học sinh sẽ nắm được những gì chúng được dạy thông qua quá trình điều chỉnh, giải quyết các khó khăn mắc phải liên quan đến nội dung bài học. Ví dụ, người dạy có thể cho học sinh vừa học vừa chơi theo phương pháp đặt câu kiểu ‘Legos’. Bắt đầu từ những câu đơn giản rồi kết hợp lại tạo ra các câu phức tạp hơn để nắm nội dung bài học. Quan trọng hơn hết, người dạy không nên đặt nặng vấn đề phải dành nhiều thời gian để dạy cấu trúc ngữ pháp như một giờ học chính thức.

Kết quả nghiên cứu của Marica Hurlow cho thấy khi học sinh bớt sợ sai trong lúc viết, lỗi ngữ pháp cũng sẽ ít đi trong bài viết của họ. Thường người học ít nhận ra rằng cách học ngữ pháp mà chỉ sợ sai trong lúc viết là một phương pháp sai lầm. Đa phần, học sinh trong lớp học của giáo sư Michelle tâm sự rằng họ thấy dường như mình chưa bao giờ thực sự học ngữ pháp và họ nghĩ rằng đều đó làm họ sợ viết. Giáo sư Michelle nói cô từng phỏng vấn một nhân viên cao cấp. Mỗi khi phải viết báo cáo, vị này thường giam mình trong phòng và nhờ đứa con trai viết giùm. Cô cũng từng nghe phụ huynh kể về việc làm bài viết giùm con họ vì bọn trẻ quá sợ làm bài tập viết. Thậm chí giáo sư Michelle còn gặp trường hợp có nhiều người bỏ mất cơ hội việc làm chỉ vì họ được yêu cầu phải viết.

Phương pháp dạy ngữ pháp thông qua dạy viết đã được chứng minh tính hiệu quả ở những trường học thử áp dụng cách dạy này thay cho cách dạy truyền thống - chỉ dạy ngữ pháp. Nhờ phương pháp này mà sinh viên của các trường trên được chấp nhận vào đại học sớm hơn kế hoạch đào tạo ban đầu. Đơn cử như một chương trình đào tạo tại bang Arizona. Thoạt đầu, học sinh có kỹ năng viết luận chưa đạt yêu cầu so với cấp độ đại học. Nhưng sau đó những học sinh này sau đó được dạy viết luận và hơn 88 phần trăm số họ đạt kỹ năng viết tương đương với trình độ của sinh viên năm nhất đại học và cao hơn so trình độ đầu vào đại học.

Tại trường Cao đẳng cộng đồng Baltimore, một chương trình dạy sinh viên luyện viết ngoài giờ lên lớp bị đã giúp họ rút ngắn thời gian để thi đậu vào các lớp viết dành cho sinh viên năm nhất. Hiện tại có hơn 60 trường cao đẳng và đại học đang thí điểm dạy theo phương pháp này.

Vào năm 1984, George Hillocks, một giáo sư kỳ cựu trong lĩnh vực giáo dục Anh ngữ của Đại học Chicago công bố kế quả nghiên cứu về phương pháp dạy viết. Ông kết luận rằng:

Đối với tất cả những người làm giáo dục từ Ban giám hiệu nhà trường đến các nhà quản lí và giáo viên, những người đã nhân danh dạy Viết để áp đặt lối truyền đạt ngữ pháp theo kiểu truyền thống từ các trường phái nghiên cứu về ngữ pháp trong suốt một thời gian dài đã mang đến những tổn thất lớn cho người học. Sự sai lầm này không thể chấp nhận được đối với những ai có tâm huyết dành cho một phương pháp dạy Viết thực sự hiệu quả.”

Nếu 30 năm sau nữa, bạn và con cái bạn vẫn sẽ phải học ngữ pháp tách biệt với thực hành viết, thì đó là lúc chúng ta phải tìm một phương pháp dạy khoa học hơn thay vì thấy buồn cười về phương pháp dạy và học sai lầm của mình.

Dịch: Huỳnh Ngọc Tài, Khoa Ngoại Ngữ - Đại học Trà Vinh

Nguồn: Michelle Navarre Cleary. "The Wrong Way to Teach Grammar" The Atlantic (2014)

Add a comment

TUYỂN SINH ĐH - CĐ 2023

SV SFL THỜI KỲ HỘI NHẬP

THÔNG TIN TUYỂN SINH

THÔNG TIN TUYỂN SINH

TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC

BOOK OF ABSTRACTS

Đăng ký nhận tin

Điền thông tin email để nhận tin và sự kiện

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

Ngôn ngữ

Số lượt truy cập

0003144628



Your IP:3.133.156.156
Gọi 0918702817
Chat Zalo:0918702817
Facebook Messenger