* Thông tin chung về chương trình đào tạo

1. Tên ngành đào tạo: Tên tiếng Việt: Ngôn ngữ Trung Quốc; Tên tiếng Anh: Chinese Studies

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Mã ngành đào tạo: 7220204

4. Loại hình đào tạo: Chính quy

5. Số tín chỉ yêu cầu: 132

6. Thời gian đào tạo: 3,5 năm


* Mục tiêu đào tạo (Program Objectives)

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được xây dựng theo định hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động và các bên liên quan. Cụ thể, CTĐT ngành Ngôn ngữ Trung Quốc hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên:

PO1: Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ; về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lí, và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc.

PO2: Có kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa Trung Quốc và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc/tiếng Hoa ở trình độ HSK5/TOCFL5 (tương đương bậc C1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam), đặc biệt là có kĩ năng dịch thuật.

PO3: Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

PO4: Có khả năng phản biện, phê phán; đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; và chuyển tải, phổ biến kiến thức, kĩ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

PO5: Có các kĩ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp; lập kế hoạch, điều phối, quản lí các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân; dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.


* Vị trí việc làm:

Biên dịch viên/phiên dịch viên trong các cơ quan, tổ chức và dịch vụ có nhu cầu sử dụng phiên dịch Trung - Việt, Việt - Trung.

Thư kí/trợ lí/quản lí/tổng vụ/chuyên viên/nhân viên trong các doanh nghiệp có sử dụng tiếng Trung Quốc.

Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu, giáo viên tiếng Trung Quốc trong các cơ sở giáo dục.


* Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn để:

- Tham gia các khóa học, bồi dưỡng ngắn hạn về ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trong và ngoài nước.

- Học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan.

- Học trình độ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại các trường trong và ngoài nước.


Tải về chi tiết chương trình Đại học (pdf, 338kb)


 

 

 

Add a comment

Chương trình cử nhân khoa học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đào tạo các cử nhân ngôn ngữ Trung Quốc có phẩm chất chính trị và đạo đức, có sức khỏe, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với trình độ đào tạo; có thể đảm nhận công tác tại các cơ quan, nhà máy, công ty, xí nghiệp, các lĩnh vực ngành nghề trong và ngoài nước.

• Về kiến thức:

+ Có kiến thức khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên, am hiểu ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, kinh tế,…Trung Quốc.
+ Có kiến thức nền tảng về phương pháp học tập và nghiên cứu, tạo tiền đề cho người học có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại học phù hợp với chuyên ngành.
+ Có trình độ Ngoại ngữ 2 tiếng Anh tương đương 350 điểm TOEIC (khung Châu Âu); và thao tác tốt Tin học văn phòng.

• Về kỹ năng:

+ Thành thạo bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung Quốc, vận dụng hiệu quả trong sinh hoạt và công việc hằng ngày.
+ Tác nghiệp hiệu quả trong các tình huống thương mại, biên phiên dịch.
+ Hợp tác hiệu quả trong công việc tại nơi làm việc trong và ngoài nước.
+ Chuyên nghiệp, chuẩn mực trong ứng xử, giao tiếp và tác nghiệp.

• Về thái độ:

Có tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân; có kỉ cương, thái độ và đạo đức nghề nghiệp; có tác phong chuyên nghiệp, có tinh thần cầu tiến, hợp tác, làm việc đội nhóm.
• Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
+ Nơi làm việc: Các cơ quan, văn phòng kinh doanh, tư vấn thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, công ty liên doanh, viên nghiên cứu, tổ chức khoa học, giáo dục, du lịch, tòa soạn…
+ Vị trí công việc: Trợ lí, quản lí, tổng vụ, nhân viên văn phòng, chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh, hướng dẫn viên, nghiên cứu viên, công tác viên, phiên dịch viên...

Tải về chi tiết chương trình Đại học (pdf, 474kb)

Add a comment