ĐHTV – Chiều ngày 18.01.2018, tại phòng Workshop 4, khu 1 đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề “Các phiên bản Cô bé Lọ Lem: Ảnh hưởng của văn hóa đến ngôn ngữ và chuyện kể”. Tham dự buổi hội thảo có nhà văn, tiến sĩ Elizabeth Potvin, cùng với gần 50 sinh viên và giảng viên đến từ Khoa Ngoại ngữ.

Mở đầu buổi hội thảo, tiến sĩ Elizabeth Potvin đã đặt ra một vài câu hỏi liên quan đến nguồn gốc xuất xứ cũng như những bài học nhân sinh sâu sắc được đúc kết từ câu chuyện Cô bé Lọ Lem (Cinderella), để người tham dự có cơ hội được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của bản thân.

Nhà văn, tiến sĩ Elizabeth Potvin trình bày tại buổi hội thảo

Góp phần làm cho buổi hội thảo trở nên thú vị hơn, bạn Nguyễn Trung Tính, sinh viên năm ba lớp DA15NNAC, cùng cô Nguyễn Thị Ngọc Hường, giảng viên của Bộ môn tiếng Anh, đã chia sẻ thêm một câu chuyện cổ tích khác có nội dung tương tự như Cô bé Lọ Lem, đó là Tấm Cám.

Sau đó, cả khán phòng đã cùng nhau thảo luận sôi nổi về những giá trị nhân văn căn bản thường được lấy làm trọng tâm trong các câu chuyện cổ tích như đề cao sự chân thật, hướng đến điều thiện, bài trừ sự gian trá, xảo quyệt, tiêu diệt cái ác.

Một câu hỏi mở đánh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm của những người tham dự đã được tiến sĩ Potvin đặt ra: “định nghĩa một cô gái tốt ở Việt Nam là như thế nào?”. Câu hỏi tuy đơn giản nhưng thâm thúy và gởi mở khiến người nghe phải suy ngẫm để tìm câu trả lời.

Tại buôi hội thảo, các bạn sinh viên và giảng viên của Khoa Ngoại ngữ cũng đã được đọc qua các phiên bản Cô bé Lọ Lem của Mỹ, Đức, Pháp và Trung Quốc. Sau 15 phút thảo luận, các nhóm đã lần lượt chia sẻ về những điểm tương đồng, và khác biệt trong từng phiên bản.

Cuộc thảo luận xoay quanh các vấn đề về biểu tượng của mỗi phiên bản, bài học đạo đức được rút ra, quyền lực thuộc về ai/cái gì, những đức tính tốt, sự khen thưởng/trừng phạt, và vai trò của giới tính.

Các bạn sinh viên cùng giảng viên của Khoa Ngoại ngữ đọc các phiên bản khác nhau của Cinderella

Cô Huỳnh Thị Thu Thủy, giảng viên Bộ môn tiếng Anh, chia sẻ: “Thông qua hội thảo, giảng viên và sinh viên có thêm kiến thức sâu hơn về các phiên bản Cinderella cũng như giá trị đạo đức ở mỗi quốc gia. Nói chung, giống ý nghĩa ban đầu của hội thảo chuyên đề, người tham dự sẽ được hiểu rõ hơn về biểu tượng khác nhau trong mỗi phiên bản Cinderella và có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa mỗi nơi như Tiny Fish ở Trung Quốc, Time (midnight) ở Pháp hay Mỹ.”

Bạn Nguyễn Tài Lợi, sinh viên năm ba lớp DA15NNAB phát biểu: “Thông qua các phiên bản Cinderella, em nhận ra rằng vấn đề văn hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các câu chuyện kể, hoặc nói một cách chính xác thì nguồn gốc của những câu chuyện kể chính là xuất phát từ hệ tư tưởng của mỗi nền văn hóa khác nhau.”


Người tham dự chụp ảnh lưu niệm cùng tiến sĩ Elizabeth Potvin

Là cổ tích, mỗi câu chuyện đều chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc. Mỗi nhận vật, dù là chính diện hay phản diện, đều mang đến cho người đọc một ý nghĩa và bài học riêng. Ngoài việc cho người đọc thấy rằng người nhân hậu sẽ được hạnh phúc còn kẻ xấu thì sẽ bị trừng phạt, các phiên bản Cinderella còn chứa đựng nhiều bài học đạo đức khác như sự nghiêm túc trong giờ giấc, tình thương giữa con người, sự đoàn kết, cách yêu thương chính mình, và việc nhận ra sự sai lầm không có gì đáng sợ.

Tin, ảnh: Nhã Phương, Ngọc Huyền


TUYỂN SINH ĐH - CĐ 2023

SV SFL THỜI KỲ HỘI NHẬP

THÔNG TIN TUYỂN SINH

THÔNG TIN TUYỂN SINH

TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC

BOOK OF ABSTRACTS

Đăng ký nhận tin

Điền thông tin email để nhận tin và sự kiện

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

Ngôn ngữ

Số lượt truy cập

0003135122



Your IP:3.138.200.66
Gọi 0918702817
Chat Zalo:0918702817
Facebook Messenger