Sáng ngày 14.5.2015, lãnh đạo và cán bộ giảng viên Khoa Ngoại Ngữ đã tổ chức đối thoại với sinh viên Cao Đẳng và Đại học Ngôn Ngữ Anh các khóa từ 2012 đến 2014 tại phòng họp Khoa.

Buổi tọa đàm trao đổi sáng nay là một trong những hoạt động học thuật thường niên của Khoa Ngoại Ngữ để  liên tục cập nhật, nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách tiếp thu ý kiến đóng góp trực tiếp của sinh viên các khóa học. Đồng thời đây cũng là dịp để sinh viên trình bày những nhu cầu chính đáng, những trở ngại và khó khăn trong học tập để Khoa kịp thời tìm giải pháp khắc phục.

Tham gia buổi tọa đàm có Tiến sĩ Hồ Đắc Túc - Phó Trưởng khoa Ngoại Ngữ, cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Chánh văn phòng Khoa, các cán bộ giảng viên và hơn 30 đại diện sinh viên ngành Cao Đẳng và Đại học Ngôn Ngữ Anh các khóa từ 2012 đến 2014.

Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, Tiến Sĩ Hồ Đắc Túc nói: “Các em phải mạnh dạn, tự tin phát biểu, chia sẽ những chính kiến, suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình một cách chính đáng trong thời gian học tập và rèn luyện tại Khoa. Dựa vào đó, Khoa sẽ có hướng khắc phục những mặt còn hạn chế, hoàn thiện chương trình học tập cho các em trong thời gian tới được tốt hơn.”

Chính vì vậy, trong suốt buổi tọa đàm đã có nhiều bạn sinh viên đưa ra ý kiến đóng góp thiết thực và trình bày nhiều vấn đề, những vướng mắc trong việc học tập. Phần lớn sinh viên quan tâm nhiều đến phương pháp giảng dạy của giáo viên, chương trình học, học bổng, điểm rèn luyện, thực tập và thời lượng học sao cho phù hợp. Buổi tọa đàm diễn ra sôi nổi giữa hỏi và đáp, trao đổi thông tin một cách thân thiện, nhiệt tình giữa sinh viên và lãnh đạo khoa.

Bạn Kim U Ming lớp DA12NNA cho biết “Buổi tọa đàm thực sự đã mang lại cho chúng em có nhiều cơ hội để chia sẽ, bày tỏ nguyện vọng của mình với giảng viên và lãnh đạo Khoa. Chúng em cũng đã được giải đáp về những vấn đề mà các em cảm thấy chưa rõ. Qua đó, em cảm nhận được sự quan tâm sâu sắc từ phía lãnh đạo Khoa và các thầy cô.”

Hai giờ đồng hồ như trôi qua nhanh trong không khí cởi mở, thoải mái của buổi nói chuyện. Buổi tọa đàm hôm nay đã giúp sinh viên củng cố thêm niềm tin đối với khoa. Qua đây, sinh viên được tiếp thêm động lực và phương pháp học tập để các bạn vững bước vượt qua những trở ngại trên chặng đường học thuật của mình tại Đại học Trà Vinh.

Được biết, Khoa sẽ tiếp tục mở thêm hai buổi đối thoại cùng sinh viên các khóa còn lại vào sáng thứ Hai (18.5.2015) và sáng thứ Tư (20.5.2015).

Đây là buổi gặp gỡ thứ hai giữa giảng viên và sinh viên. Buổi gặp gỡ thứ nhất diễn ra hôm thứ Hai 11 tháng 5 do Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Nam, Trưởng khoa chủ toạ.

Tin, ảnh: Thùy Dương, Ngọc Tài.

Add a comment

ĐHTV – Từ ngày 13 – 25.4.15, ba giảng viên Khoa Ngoại Ngữ tham dự khóa bồi dưỡng chuyên môn do các chuyên gia đến từ Úc theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tại Cần Thơ.

Khóa học được tổ chức với sự tham gia của hơn 70 giảng viên đến từ trường cao đẳng, đại học miền Trung và miền Nam. Các chuyên gia giới thiệu các phương pháp giảng dạy hiệu quả thông qua các hoạt động để tìm ra các lỗi phát âm và cách thức sửa lỗi. Ngoài ra, cách thức đánh giá và sử dụng giáo trình hiệu quả cũng rất được giảng viên tham gia tích cực.

Không chỉ thảo luận ở hình thức lý thuyết, giảng viên còn ứng dụng các bước thực hiện nghiên cứu hành động (Action Reasearch) vào bài nghiên cứu và trình bày ý tưởng nghiên cứu của nhóm mình.  

Trong chương trình còn có sự tham gia của hai khách mời từ Đại học Ngoại ngữ Quốc gia Hà nội về chương trình đào tạo và cách thức xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện và và Đại học Huế về giao tiếp đa văn hóa.

Tham gia chương trình, cô Trịnh Thị Mộng Ngọc nói: “Tôi rất vinh dự khi được tham gia khóa tập huấn này, có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ giảng viên ở Queensland, và hơn hết tôi đang và sẽ áp dụng những gì tôi học được vào bài giảng của mình.”

Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 được tạo ra với mục tiêu đến năm 2020, trong các trường ĐH đối với các ngành học không chuyên ngữ là sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải đạt trình độ tối thiểu bậc ba theo khung năng lực ngoại ngữ và có khả năng sử dụng tiếng Anh độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.

Tin: Hiếu Thảo

Add a comment

Số người học tiếng Anh nhiều hơn tổng số người học tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Đức và tiếng Trung gộp lại.

Phạm Thi Diễm Thi (DA11AV) lược dịch

Hôm 27.4.2015, tờ The Washington Post đưa ra các biểu đồ về sự đa dạng của các ngôn ngữ trên thế giới. Phạm Thi Diễm Thi tóm tắt các điểm chính.

1. Một số châu lục có nhiều ngôn ngữ hơn châu lục khác



Theo bảng tổng kết trên, châu Á đang dẫn đầu với 2.301 ngôn ngữ khác nhau, theo sát là Châu Phi với 2.138. Khoảng 1.300 ngôn ngữ ở Thái Bình Dương và 1.064 ngôn ngữ đang được sử dụng tại châu Mỹ. Châu Âu là đại lục có nhiều quốc gia khác nhau nhưng nó lại nằm ở cuối bảng chỉ với 286 thứ tiếng khác nhau.

2. Ngôn ngữ được người bản ngữ sử dụng nhiều nhất

Trong 7.2 tỉ dân số toàn cầu, tiếng Hoa (nói chung, gồm nhiều phương ngữ khác hẳn nhau) là ngôn ngữ được nhiều người bản xứ sử dụng hơn. Điều này không có gì lạ vì dân họ đông. Tiếp theo là tiếng Hindi và Urdu có nguồn gốc ngôn ngữ từ miền bắc Ấn Độ.

Tiếng Anh xếp thứ ba với 527 triệu người bản ngữ sử dụng. Và gần 100 triệu người Ả Rập nói tiếng Ả Rập, nhiều hơn cả tiếng Tây Ban Nha. Số liệu này do giáo sư Ulrich Ammon thuộc Đại học Dusseldorf (Đức) đưa ra sau quá trình nghiên cứu kéo dài 15 năm.

3. Sự đa dạng ngôn ngữ của các quốc gia




 

Hoa Kỳ không có đa dạng về ngôn ngữ như các quốc gia khác (màu đậm chỉ mức độ đa dạng). Thí dụ, nếu bạn chọn ngẫu nhiên hai người ở Cameroon thì có khả năng 97% là họ nói hai thứ tiếng mẹ đẻ khác nhau. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, khả năng này chỉ có 33%. Bạn có thể so sánh sự đa dạng ngôn ngữ của Hoa Kỳ với các nước khác từ bản đồ trên.

4. Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở các quốc gia khác nhau
 

Tiếng Anh và tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha là ba ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Tiếng Anh được sử dụng ở 101 quốc gia và tiếng Pháp vẫn được sử dụng thông dụng ở 60 quốc gia.

5. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi như một ngôn ngữ chính thức

Cho dù tiếng Anh có được nhiều quốc gia coi là ngôn ngữ chính thức hay không thì điều đó không quan trọng, bởi vì dân chúng của nhiều quốc gia tuy có nguồn gốc không phải tiếng Anh nhưng vẫn nói tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức. Và có quốc gia dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức nhưng dân chúng ở nước đó có khi lại truyền đạt với nhau bằng tiếng khác do tính chất đa ngôn ngữ.

6. Gần một nửa các ngôn ngữ có nguy cơ biến mất vào cuối thế kỷ
 


Theo ước tính của UNESCO, khoảng một nửa các thứ tiếng trên thế giới sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.

Tại Hoa Kỳ, các ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất chủ yếu nằm dọc theo bờ biển phía Tây cũng như vùng đất dành riêng cho người bản địa vùng Trung Tây.

Trên thế giới, các khu vực như: khu rừng Amazon, vùng châu Phi cận sa mạc Sahara, Châu Đại Dương, Úc và Đông Nam Á cũng có nguy cơ sắp mất đi hầu hết các ngôn ngữ.

7. Ngôn ngữ được nhiều người học nhất trên thế giới



Dù tiếng Anh có số người bản xứ sử dụng ít hơn so với ngôn ngữ khác, nhưng tiếng Anh lại là ngôn ngữ được nhiều người học nhất trên thế giới. Ngôn ngữ được nhiều người học nhất theo thứ tự là: 1,5 tỉ người theo học tiếng Anh, 82 triệu người học tiếng Pháp.

Số người học tiếng Anh còn nhiều hơn tổng số người học tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Đức và tiếng Trung gộp lại.

 

Add a comment

Sáng 28.3.15, Khoa Ngoại Ngữ tham gia tổ chức tư vấn tuyển sinh năm học 2015 cho học sinh đến từ hơn 40 trường Trung học phổ thông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tại Khu I, Đại học Trà Vinh.

Tham gia ngày hội tuyển sinh năm nay, các em học sinh không chỉ được trực tiếp cung cấp thông tin về chuyên ngành đào tạo Ngôn ngữ Anh mà còn được đội ngũ giảng viên của Khoa giới thiệu các hoạt động, phương pháp học tập do Ngoại Ngữ tổ chức.

Nam nay Khoa Ngoại ngữ tuyển sinh dựa trên kết quả thi của hai tổ hợp môn thi, gồm (1) Toán, Anh văn, Ngữ văn, hoặc (2) Toán, Anh văn, Lịch sử.

Chương trình đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ Anh của Khoa được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên đủ kiến thức và khả năng làm trong các lĩnh vực biên phiên dịch, biên tập viên truyền thông (báo chí), quan hệ công chúng (public relations), tổ chức sự kiện, giảng dạy tiếng Anh, hoặc đủ điều kiện hoặc tiếp lên cao học ở các đại học trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, tài liệu cấp thông chi tiết về Khoa, đội ngũ giảng viên, câu lạc bộ tiếng Anh và chương trình học bổng cho sinh viên tiêu biểu đều phát miễn phí cho học sinh.

Suốt buổi tư vấn, Khoa còn tổ chức nhiều trò chơi với nhiều phần thưởng khác nhau: sổ tay trường, bút và áo Khoa, thu hút nhiều học sinh lẫn sinh viên tham gia.

Hỗ trợ trong buổi tư vấn tuyển sinh, bạn Nguyễn Thùy Dương (sinh viên năm 4, ngành Biên-phiên dịch tiếng Anh) nói: “Các bạn học sinh lúc đầu còn rụt rè, nhưng khi bắt nhịp được trò chơi thì các bạn tham gia nhiệt tình. Là sinh viên em rất vui vì góp phần đưa thông tin cơ bản và hữu ích đến  với các em học sinh chuẩn bị vào đại học.”

Khoa Ngoại Ngữ được thành lập từ tháng 2.2014 trên cơ sở tách từ Khoa Kinh tế - Luật -Ngoại ngữ. Hiện tại Khoa được lãnh đạo bởi các tiến sĩ, thạc sĩ từng là giảng viên, nghiên cứu sinh của các trường đại học Úc, Hà Lan, Hoa Kỳ, Singapore và lực lượng giảng viên tốt nghiệp cao học tại các nước nói tiếng Anh và Châu Âu.  Hằng năm, Khoa tiếp nhận các tình nguyện viên nước ngoài từ Hà Lan, Hoa Kỳ, và các chuyên gia từ Canada, Pháp tham gia đào tạo cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh.

Tin: Hiếu Thảo

Ảnh: Khoa NN.

Add a comment

TUYỂN SINH ĐH - CĐ 2023

SV SFL THỜI KỲ HỘI NHẬP

THÔNG TIN TUYỂN SINH

THÔNG TIN TUYỂN SINH

TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC

BOOK OF ABSTRACTS

Đăng ký nhận tin

Điền thông tin email để nhận tin và sự kiện

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

Ngôn ngữ

Số lượt truy cập

0003092227



Your IP:54.175.120.161
Gọi 0918702817
Chat Zalo:0918702817
Facebook Messenger