Philipines, 11.03.2016 - Đề tài nghiên cứu: “Sử dụng Wordle để tăng cường sự tự tin của người học môn Viết" (Fostering Student – Writers’ Writing Self-efficacy With Wordle)  thực hiện bởi nhóm giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Trà Vinh đã được thạc sĩ Huỳnh Ngọc Tài trình bày thành công tại Hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh diễn ra tại Pampanga từ ngày 11 đến 13 tháng 3 năm 2016.


Đây là hội thảo chính thức của tổ chức Giảng dạy tiếng Anh châu Á (TESOL Asia) diễn ra nhân dịp thành lập tổ chức thành viên WOMEN IN TESOL. Tham dự hội thảo có các chuyên gia ngôn ngữ học như Giáo sư Stephen Crashen, Phó giáo sư Phyllis Chew, Giáo sư Winnie Cheng và Tiến Sĩ Beata Webb cùng hơn 200 giảng viên, các nhà nghiên cứu từ châu Á, Úc và Hoa Kỳ.



Thầy Huỳnh Ngọc Tài nói: “Được Nhà trường và Khoa Ngoại ngữ tạo điều kiện tốt để đại diện đồng tác giả của đề tài nghiên cứu (cô Nguyễn Ngọc Thảo Nhung và Nguyễn Hiếu Thảo) tham dự một sự kiện lớn như thế này mang đến cho tôi nhiều kinh nghiệm hơn trong nghiên cứu khoa học và tầm nhìn về lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ.”

Thầy Tài cho biết nội dung trình bày của các diễn giả rất thú vị và hữu ích để phát triển kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức liên quan đến chính sách chung cho giảng dạy tiếng Anh.  Cụ thể như việc nên hay không nên biến tiếng Anh thành mục tiêu hàng đầu của một xã hội, thầy dẫn lời của Phó giáo sư Phyllis Chew, Đại học Công Nghệ Nayang – Singapore: “Chúng ta nên có thái độ đúng mức về tầm quan trọng của việc dạy và sử dụng tiếng Anh.  Chúng ta nên xem nó là như một công cụ để phát triển kinh tế, tiếp cận thế giới chứ không phải là một mục tiêu to tát mà phải làm tất cả để đạt cho bằng được. Nếu lý tưởng hóa việc mọi người trong xã hội phải thành thạo tiếng Anh, chúng ta dễ bị rơi vào một cực đoan và phải trả giá cho việc này dù mục đích ban đầu là rất tốt.”

Đặc biệt, khi so sánh chính sách giảng dạy tiếng Anh của Philipines và Singapore, giáo sư Chew nói: “Đất nước bạn dường như đầu tư rất lớn cho hành trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ hành chính. Tôi biết rằng các học giả ở đây đã tranh luận hơn nửa thế kỷ chỉ để hiện thực hóa mục tiêu này.  Hiện tại, có thể nói người Philipines “không thể sống mà thiếu tiếng Anh – Die for English”. Còn tại Singpore, chúng tôi chỉ xem tiếng Anh như một công cụ để giao tiếp, tiếp cận kỹ thuật và công nghệ. Chúng tôi không ‘sống chết vì tiếng Anh.’ Giáo sư Chew nói tiếp: “Người Philipines học tiếng Anh bằng trái tim, còn người Singapore học tiếng Anh bằng cái đầu vì vậy mà đất nước các bạn vẫn còn nghèo dù rằng hầu hết người Philipines nay đã nói được tiếng Anh.”


Được biết, các đề tài nghiên cứu trình bày tại hội thảo sẽ được điều chỉnh theo yêu cầu của Ban tổ chức trước khi được đăng trên tạp chí chuyên ngành về dạy tiếng Anh Asian EFL đầu năm 2017.

Đối với Khoa Ngoại ngữ, việc có nhóm tác giả trình bày tham luận tại hội thảo quốc tế này là kết quả ban đầu của nổ lực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để liên tục nâng cao chất lượng dạy học của Khoa.

Tin: Thảo Nhung

Ảnh: Ngọc Tài


TUYỂN SINH ĐH - CĐ 2023

SV SFL THỜI KỲ HỘI NHẬP

THÔNG TIN TUYỂN SINH

THÔNG TIN TUYỂN SINH

TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC

BOOK OF ABSTRACTS

Đăng ký nhận tin

Điền thông tin email để nhận tin và sự kiện

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

Ngôn ngữ

Số lượt truy cập

0003166458


Your IP:3.15.6.77
Gọi 0918702817
Chat Zalo:0918702817
Facebook Messenger